Bất kỳ ai khi tự thiết kế logo thì cho dù bạn có kinh nghiệm lâu năm hay mới vào nghề thì bạn cũng cần phải nắm bắt rõ các quy chuẩn thiết kế logo. Bởi vì ngay sau khi hoàn thiện thiết kế logo hay ấn phẩm cuối cùng thì không chỉ là file gốc của logo ở định dạng .cdr; .ai cho tới file ảnh .png; .jpg; .pdf cho nên rất cần tới bộ quy chuẩn thiết kế logo. Vậy quy chuẩn thiết kế logo là gì? Lý do bạn cần sử dụng bộ quy chuẩn thiết kế logo và trong bộ này gồm có những gì nổi bật thì bạn hãy theo dõi ngay bài viết của NOW Education dưới đây nhé.
Quy chuẩn trong thiết kế Logo là gì?
Có thể bạn chưa biết thì bộ quy chuẩn thiết kế Logo hay còn có tên gọi thân thuộc khác là Logo Guideline, trong này chứa đựng chi tiết các quy định lẫn quy tắc sử dụng logo, kèm theo đó là các trường hợp nên và không nên sử dụng logo trên văn bản, màu sắc, website và chất liệu cùng các ấn phẩm truyền thông khác.
Tại sao cần thiết kế bộ quy chuẩn Logo?
Nếu như logo tự thiết kế được ví như là nền móng khởi đầu của một thương hiệu thì bộ quy chuẩn thiết kế logo sẽ là lối dẫn dắt thương hiệu trở nên lớn mạnh, chuyên nghiệp hơn trong mắt người tiêu dùng.
Khi này, tài liệu quy chuẩn logo sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn và cụ thể hơn rất nhiều, bao gồm ý nghĩa, màu sắc, cấu trúc logo, font chữ chuẩn cũng như một số quy định về kích thước lẫn không gian với các quy định khác được áp dụng vào từng nền tảng khác nhau.
Dĩ nhiên là việc thiết kế logo theo Guideline sẽ khiến cho các hoạt động phát triển thương hiệu hay quảng bá thương hiệu gặp nhiều khó khăn hơn, tốn nhiều chi phí và đặc biệt sẽ phát sinh ra nhiều tình huống rủi ro mà không ai mong muốn như logo bị mờ, biến dạng, méo mó hay thậm chí là không nổi bật và có những trường hợp gây sự nhầm lẫn giữa các thiết kế logo với nhau.
Bộ quy chuẩn thiết kế bao gồm
Biểu tượng (Logo) của Brand
Logo được tạo từ ý tưởng sáng tạo, chứa ẩn các ý nghĩa riêng nhằm mục đích tăng khả năng nhận diện và khiến cho người dùng nhớ tới thương hiệu của doanh nghiệp.
Tỷ lệ thiết kế
Tỷ lệ thiết kế logo online sẽ được dựa vào 2 quy tắc như sau:
- Khoảng trống bắt buộc: Có thể nói thì đây chính là khoảng cách an toàn mà các đối tượng đồ họa khác không có quyền xâm phạm dù cho có đang ở tình huống nào đi chăng nữa, nhằm bảo đảm sự toàn diện và không làm ảnh hưởng tới logo chính. Khi này bạn cũng cần phải bảo đảm các thiết kế và việc sử dụng luôn luôn tuân thủ vào quy tắc.
- Kích thước tối thiểu & tỷ lệ phóng đại: Khi thiết kế logo thì bạn cần phải bảo đảm đúng tiêu chí về tỷ lệ phóng to – thu nhỏ dù cho ở trường hợp nào. Ngay từ những ấn phẩm nhỏ bé cho tới các yêu cầu phóng đại lớn sẽ làm cho người dùng nhìn rõ được mọi thứ, những gì nổi bật sẽ hiện lên chi tiết trong mắt người dùng, đây là yếu tố mà bất kỳ nhà thiết kế logo nào cũng cần lưu ý.
Kết cấu dựng Logo
Khi này logo sẽ được chia thành 2 phần riêng biệt, gồm:
- Biểu tượng hình con dấu: Với biểu tượng hình con dấu hình vuông thì được dùng để nhận diện điểm đặc trưng nào đó một cách độc lập.
- Tên thương hiệu: Khi này thì bạn nên sử dụng kiểu chữ hiện đại, tạo sự khỏe khoắn và vững chắc nhằm mục đích tạo niềm tin tuyệt đối cho khách hàng.
Khi mà bố cục logo gắn kết chặt chẽ và hài hòa từ màu sắc cho tới hình khối đều sẽ nhận được các giá trị nhận diện thương hiệu mạnh mẽ, bạn cần lưu ý nhé.
Màu sắc tiêu chuẩn
Nhằm bảo đảm quy chuẩn thiết kế logo cho nên các Designer cần phải chọn các tone màu phù hợp và kết hợp với nhau hài hòa để không làm cho logo bị chìm, đồng thời tăng tính thẩm mỹ. Chính vì thế mà trong quá trình thiết kế logo bạn cần chú ý về cách phối màu, chọn màu sắc đồng nhất và không để cho màu nào lấn át màu nào cả.
Suy cho cùng thì màu sắc và mật độ đường nét lẫn hình dạng đều có ảnh hưởng không hề nhỏ đến sự cân bằng của logo. Thường thì một logo sẽ có đối đa là 3 màu, nếu có quá nhiều màu trong một logo thì sẽ khiến cho nó trở nên rối mắt và các chi tiết chính trong logo bị chìm. Khi lựa chọn màu sắc thì Designer cần chọn kỹ càng, nắm được những màu nào phù hợp và không phù hợp để đạt hiệu quả cao.
Dấu hiệu nhận biết thương hiệu
Riêng với hai cụm từ “ tối giản – đơn giản” là 2 cụm từ có nghĩa khác nhau hoàn toàn, cho nên trong quá trình thiết kế bạn cần phải phân biệt rạch ròi. Mặc dù logo nên được design dựa vào nguyên tắc tối giản nhưng không được đơn giản quá, khi này bạn hãy nhấn mạnh điểm chính của logo để tăng độ nhận biết thương hiệu lên nhé.
Tất nhiên là logo không cứ nhất thiết là dùng theo cách nguyên bản, để tăng thêm khả năng sử dụng và tránh sự trùng lặp nhiều thì người thiết kế nên tập trung vào các dấu hiệu nhận biết thương hiệu, đó chính là các đường nét thiết kế dựa vào mục đích và sản phẩm của doanh nghiệp, đảm bảo sự đặc biệt, gây thương nhớ và ấn tượng đối với người nhìn.
Kiểu chữ hỗ trợ
Ngoài ra, bộ quy chuẩn thiết kế logo còn bao gồm hướng dẫn font chữ sử dụng và các kiểu chữ đặc trưng nhằm bảo đảm tính nhất quán và tăng tính thẩm mỹ cho logo.
>>> Bật mí 5 cách tìm font chữ bằng hình ảnh online, miễn phí
Khi này, Designer cần phải bảo đảm kiểu chữ được sử dụng ở đây phải được thể hiện ở cả 3 định dạng như EPS, JPG và GIF nhé. Bởi vì, trong quá trình chuyển đổi tệp thì kiểu chữ của logo sẽ được thể hiện như là một tác phẩm nghệ thuật, nó cũng không còn là biểu tượng có kiểu chữ nữa.
Logo trên các chất liệu
Khi này, nhà Designer sẽ dựa vào mục đích sử dụng của mỗi người như cho các ấn phẩm quảng cáo, áp phích, tờ rơi, thư mời, catalogue hay đồng phục thì tùy vào từng mà logo sẽ được thể hiện trên các chất liệu khác nhau.
Từng chất liệu hình ảnh khác nhau mà logo sẽ được hiển thị một khác biệt hoàn toàn, khi logo dùng trên chất liệu giấy thì sẽ mọi thứ sẽ hiển thị khá sắc nét, còn khi thể hiện trên chất liệu vải thì nó sẽ bị giảm tương đối, có thể bị vỡ hoặc mờ.
Chính vì thế mà trong quá trình tạo ra biểu tượng thương hiệu thì Designer cần phải phác họa và thể hiện trên các chất liệu khác nhau dựa vào bảng quy chuẩn để biết nên sử dụng trên chất liệu nào và không nên dùng trên chất liệu nào.
Trong bài viết này thì chúng tôi cũng đã chia sẻ cho bạn quy chuẩn thiết kế logo và một số lưu ý khi thiết kế logo mà các Designer và khách hàng cần phải nắm rõ. Hy vọng với các thông tin mà chúng tôi tổng hợp trong bài viết này sẽ là những thông tin hữu ích dành cho bạn.